Nghe sao cho trẻ chịu nói – Chấp nhận cảm xúc của con

nghe-sao-cho-tre-chiu-noi

Nói hoài mà con không chịu nghe chắc hẳn là cơn đau đầu lớn nhất của phụ huynh. Nếu Ba Mẹ đã thử nhiều phương pháp từ ngọt ngào, nài nỉ, sang răn đe rồi bỏ lơ mà trẻ vẫn chưa hợp tác, hay mình thử tiếp cận bài toán khó này một cách tâm lý hơn - nghe sao cho trẻ chịu nói?

Bản thân người lớn chúng ta, nếu không được lắng nghe thì rất khó mở lòng, càng khó hơn khi không cảm nhận được sự thấu cảm từ đối phương. Trẻ con lại càng nhạy cảm hơn, càng cần được lắng nghe toàn tâm toàn ý.

1. Chấp nhận cảm xúc của trẻ

Thông thường, ba mẹ sẽ khước từ cảm xúc của trẻ bằng những câu nói “Chuyện nhỏ mà, sao con phải khóc to lên thế?” hoặc là “Sao khóc? Rồi, ra chỗ mẹ chơi đi!”.

Nếu cảm xúc của mình cũng bị người thân gạt đi như thể đang làm quá lên ba mẹ sẽ cảm thấy như thế nào? Quả là không dễ chịu nhỉ. Do đó, con trẻ rất cần ba mẹ đón nhận và giúp con đi qua những cảm xúc khó. Vậy chúng ta lắng nghe con như thế nào? 

Lắng nghe hết câu chuyện trẻ kể

Thực tế cho thấy, trẻ sẽ dễ bày tỏ suy nghĩ khi được ba mẹ chăm chú nghe. Sự im lặng đầy thông cảm là điều trẻ muốn trong lúc này. Trong tình huống: “Ba ơi, con bị mất hộp bút màu rồi”.

Thay vì nghe một cách lơ đễnh: “Con cứ nói tiếp đi! Ba vừa chơi game vừa nghe mà !!”, hãy im lặng và nhìn con.  

Thay vì chất vấn: “Con lại cho bạn nào mượn nữa chứ gì? Hay lại để quên trên lớp?”hãy im lặng và nhìn con.

Thi thoảng nói một từ hoặc gật đầu trong lúc trẻ đang kể

Những từ đơn thuần “Oh/ Uhm/ À…” hoặc hành động gật đầu, cộng thêm sự quan tâm là cách nhanh nhất đào sâu câu chuyện, thăm dò suy nghĩ và tạo cơ hội cho trẻ tự đưa ra giải pháp trong vấn đề của mình.

Thay vì gạt bỏ cảm xúc của con: “Thôi đừng khóc nữa, mai ba mua cho cái mới, được chưa?!”, hãy gật đầu hoặc nói những từ cho trẻ biết rằng trẻ đang được lắng nghe.

Nói ra một câu cụ thể diễn đạt sự đồng cảm.

– Cây kẹo mút bị rơi rồi hả con? Tiếc quá!

– Mẹ thấy con rất thích cây kẹo đó nhỉ?

Ba Mẹ thường không phản hồi theo cách này vì lo rằng tình hình sẽ tệ hơn. Tuy nhiên, cảm xúc của trẻ sẽ được xoa dịu khi nghe lời mô tả những gì trẻ đã trải qua. Hãy đồng cảm với những gì diễn ra bên trong trẻ, vì điều con mong mỏi nhất là được ghi nhận.

Biến điều bất như ý thành một điều ước

Khi điều tiếc nuối/bực dọc của con được gọi tên, trẻ có thể nhận ra có vô vàn yếu tố khách quan khiến điều trẻ muốn không thể xảy ra, giúp trẻ không trút giận lên ba mẹ.

“Ba ước gì có thể hô biến hết mưa để dẫn con đi chơi.” Nếu khi nào đó con lại nhảy dựng nếu không được ra sân chơi do trời mưa, thay vì mắng con gây sự vô lí, Ba Mẹ hãy thử phương pháp này nhé. Thực tế sẽ dễ chịu hơn nhiều khi trẻ cảm thấy được thấu hiểu.

Lưu ý: Mọi cảm xúc luôn được chấp nhận nhưng hành động tiêu cực thì không! Nếu trẻ vẫn tái diễn hành vi chưa đúng, mời Ba Mẹ đọc tiếp phần 2 bên dưới nhé.

nghe-sao-cho-tre-chiu-noi-mam-non-nhat-ban

2. Lời nói tích cực

  • Sự la mắng thường mang lại kết quả nhanh chóng nhưng ngắn hạn. Lấy ví dụ con gào khóc vì làm rớt cây kẹo mới mua, thay vì quát bảo con nín đi, Ba Mẹ hãy thử đổi cách tiếp cận vấn đề với trẻ: 
  • – Bày tỏ sự nghiêm túc nhưng không mang hàm ý “tấn công” trẻ: “Con nín khóc thì mẹ mới nghe rõ con muốn nói gì nè!”: 
  • Khiến trẻ phân tâm bằng những câu quan tâm trẻ: “Mắt con sưng lên rồi kia? Con có thấy đau mắt không?” 
  • – Bày tỏ sự mong đợi“Lần sau, con bình tĩnh nói mẹ nghe nhé”.
  • – Trao quyền cho con lựa chọn: suy nghĩ về các giải pháp và thỏa hiệp với trẻ “Lần sau được cho kẹo, con muốn mẹ giữ giúp hay con tự cất vào túi hoặc không chạy khi đang cầm kẹo?”
  • Ba Mẹ cần nắm bắt ngay những thay đổi tích cực từ con, giảm nhanh cảm xúc tiêu cực và đi thẳng vào vấn đề. Ba Mẹ có thể xem thêm bài viết Nói sao cho trẻ chịu nghe để khiến con sẵn sàng hợp tác hơn. 

Nguồn tham khảo:

Sách “How to talk so kids can learn” – Adele Faber & Elaine Mazlish

Chia sẻ:

Share on facebook
Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thank you for scheduling a call

Thank you for contacting us!

Our consultant will call you back at the booked time!