Dạy con tại nhà hiệu quả tuổi mầm non

đọc Ehon cho con

Làm thế nào dạy con tại nhà hiệu quả khi Ba Mẹ vẫn cần làm việc? Vì đại dịch COVID 19, khối mầm non ắt hẳn vẫn phải ở nhà thêm một thời gian, làm gián đoạn cơ hội được học hành vui chơi theo đúng độ tuổi của con.

Dưới đây là những cách thức Ba mẹ có thể thực hiện cùng con, mang lại không chỉ là sự chăm dưỡng đầy đủ mà còn xây dựng được hoà khí ấm cúng cho gia đình – tạo môi trường tuyệt vời nhất cho các con trong những năm đầu đời quan trọng.

Xây dựng thời khoá biểu chung và riêng phối hợp nhịp nhàng

Không đến trường, giờ giấc sinh hoạt của con sẽ bị xáo trộn. Con sẽ ngủ trễ, thức trễ, ăn uống lệch giờ…và luôn luôn muốn được tương tác cùng Ba Mẹ. Trong khi đó, Ba Mẹ cũng cần cân bằng giờ giấc sinh hoạt, chăm con, chăm sóc nhà cửa và làm việc tại nhà. Vậy, bước đầu tiên là lập một thời gian biểu cùng con. Nếu bé đã có thể trò chuyện, việc cùng làm với con sẽ giúp bé có ý thức và trách nhiệm hơn như một thành viên “trưởng thành” trong gia đình, phân công nhau thật rõ ràng. Một chiếc lịch đầy màu sắc dán nơi dễ nhìn nhất trong nhà sẽ là một “quy tắc” vừa vô cùng thú vị đối với con.
Ví dụ: Ba Mẹ sẽ thức lúc 5h sáng, tập thể dục, lau nhà, chuẩn bị thức ăn sáng trong 1 đến 2 tiếng. Con sẽ thức lúc 7h sáng khi bạn đã xong các hạng mục của đầu ngày. 
7h30 cả nhà ăn sáng cùng nhau. Sau đó Ba sẽ cùng con tưới cây trong lúc Mẹ sẽ dọn rửa và 8h30 sáng cả nhà sẽ “làm việc” cùng nhau. Ba Mẹ cũng có “lịch dạy con tại nhà” để neo vào, không bị rối giữa lịch làm việc và lịch học của bé.

Có mặt hoàn toàn với con trong các giờ của con

Trẻ con sẽ không “quấy rầy” Ba Mẹ khi được tương tác trực tiếp với sự hào hứng và niềm yêu thương tích cực rất lớn. Do đó, một khi đã xếp lịch cho con, Ba Mẹ hãy hoàn toàn có mặt cùng con, không dùng điện thoại hay làm công việc khác khi chơi và học với bé. Hãy xem việc “chơi và học cùng con” là một công việc cụ thể trong ngày. 30 phút chất lượng cùng con luôn tuyệt vời và hiệu quả hơn 3 tiếng ở bên con nhưng không đặt sự tập trung với con. Con trẻ chứa năng lượng tích cực và yêu thương, chính thời gian Ba Mẹ ở bên con hoàn toàn sẽ giúp tái tạo năng lượng cho chính Ba mẹ và ghi những dấu ấn tuyệt vời trong văn hoá gia đình.

Lắng nghe, chờ đợi đặt câu hỏi và khen ngợi cụ thể

Trẻ con rất thích được lắng nghe. Ba Mẹ hãy sà xuống ngang tầm con, trò chuyện với con, đặt những câu hỏi để khơi gợi con phát triển tư duy và khen ngợi con thật cụ thể. Phương pháp này sẽ giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, khả năng tự giải quyết vấn đề và trở thành con người hợp tác và có trách nhiệm. Bước kết nối này sẽ giúp Ba Mẹ nhận được sự hợp tác từ con khi cần con tự lập chơi trong một khoảng thời gian nhất định. “Con xem quyển sách này trong 1 tiếng nhé, Mẹ họp xong sẽ có mặt cùng con ngay” – Con sẽ hợp tác với Mẹ và sẵn sàng chờ đợi. Ba Mẹ cũng đừng quên cảm ơn con, ghi nhận sự kiên nhẫn của con khi con đã biết chờ đợi.

Dạy con làm việc nhà

Trẻ con học qua chơi và làm việc nhà trong khả năng của mình là cách học thực tế nhất, là cách rèn luyện kỹ năng sống tốt nhất. Ba Mẹ hãy tin tưởng và giao việc dần cho con từ đơn giản đến phức tạp. Lúc này, bên cạnh thời khoá biểu của cả nhà, những bông hoa hoặc ngôi sao ghi nhận thành tích của con sẽ giúp bé phát triển sự tự tin tự lập, tự học tự đắc của chính mình. Sau mỗi công việc bé hoàn thành, Ba Mẹ hãy khen ngợi cụ thể và khuyến khích con nhiều hơn. Dạy con làm việc nhà cũng là nguồn tài nguyên to lớn các bài học cuộc sống cho con bên cạnh việc học qua các chương trình tích hợp trên mạng mà Ba Mẹ có thể tham khảo được.

Đồng cảm, tiếng vọng và một cái ôm khi xử lý cảm xúc khó

Khi có “mâu thuẫn” xảy ra giữa bé và Ba Mẹ, những cảm xúc tiêu cực sẽ phát sinh và con cần được học cách chấp nhận và trở lại trạng thái an toàn tâm lý của mình. Ba Mẹ hãy đồng cảm với con bằng việc gọi tên cảm xúc khó của con “Con đang khó chịu lắm phải không…” và dùng phương pháp “tiếng vọng” lặp lại những từ cuối trong câu trả lời của con để khơi gợi con chia sẻ. Bé sẽ mở lòng dần và nguội dần cảm xúc nóng nẩy, khó chịu, hay la hét.
Bước kế tiếp Ba Mẹ sẽ đặt câu hỏi để tập cho bé tự xử lý “Khó chịu sẽ làm mình mệt lắm, vậy để không bị mệt vì khó chịu nữa, con nghĩ xem, lần sau mình sẽ làm gì nào?”. Và cuối cùng, khi mâu thuẫn đã không con nữa, Ba Mẹ hãy ôm con vào lòng và khẳng định tình yêu vô bờ bến với trẻ. Con sẽ tăng cảm giác an toàn và đi qua cảm xúc khó của chính con.
Chúc các Ba Mẹ trẻ xây dựng được mối quan hệ tích cực với con và thiết lập hoà khí trong việc học và chơi cùng con tại nhà. Nếu có gì khó, hãy tham khảo lịch dạy con tại nhà của Mầm non Nhật Bản EIJIKO để tham khảo nhé.

Chia sẻ:

Share on facebook
Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thank you for scheduling a call

Thank you for contacting us!

Our consultant will call you back at the booked time!