Những vấn đề Ba Mẹ luôn trăn trở khi con ở nhà mùa Covid-19

nhà trẻ uy tín hồ chí minh

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, học sinh cả nước được nghỉ học ở nhà khiến sinh hoạt của nhiều gia đình bị đảo lộn. Cùng EIJIKO tìm hiểu tâm trạng, phản ứng và của các Ba Mẹ trước việc con trẻ bất thình lình được nghỉ học dài hạn và cả giải pháp trong bài viết dưới đây nhé!

Xáo trộn sinh hoạt cuộc sống

Trước đây, nhiều Ba Mẹ thường dậy sớm để đưa con đi học rồi mới đến chỗ làm. Từ ngày các con được nghỉ ở nhà vì dịch bệnh, bé ngủ dậy trễ hơn. Có khi Ba Mẹ phải lo bữa sáng cho con, sắp xếp gửi con đến nhà người thân/ông bà hoặc đưa con cùng đến công ty, thậm chí là các con tự trông nhau. Ba Mẹ còn phải trở thành gia sư “bất đắc dĩ” của con mình. Vì không phải học hay làm bài tập với tâm thế bắt buộc như khi ở trường nên nhiều bé sẽ không tuân theo thời khóa biểu hàng ngày.

Vì một số hoàn cảnh, nhiều Ba Mẹ phải chấp nhận việc tạm xa con, gửi con về cho ông bà chăm sóc. Dịch kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của người làm mẹ về sức khỏe con mình, mà còn khiến họ lo lắng mối quan hệ mẹ con sẽ trở nên xa cách vì không có thời gian ở gần chăm sóc. Hơn nữa, việc này còn nảy sinh nhiều vấn đề như các con dễ mè nheo, chểnh mảng trong học tập, bị hút vào những trò chơi tiêu khiển như trò chơi điện tử, tivi, kể cả giờ ăn, giấc ngủ cũng sẽ bị đảo lộn…

Ảnh hưởng đến tâm lý và học tập của trẻ

Việc nghỉ học lâu sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập của con khi tất cả các trường học đều đóng cửa. Ban đầu, nhiều bé sẽ rất hào hứng vì được nghỉ dài ngày, tuy nhiên giờ thì bé muốn đi học lại vì ở nhà suốt khiến các bé cảm thấy bí bách. Một phần cũng vì nhớ bạn bè. Dù sao đối với trẻ thơ, việc tiếp xúc và gặp gỡ bạn bè đồng trang lứa thật sự rất quan trọng trong giai đoạn phát triển về cảm xúc và mọi mặt của trẻ. Một số bé rất thích vận động như bơi lội, chạy xe đạp, vận động thể thao nhưng vì dịch nên các hoạt động ngoài trời đều ngừng lại.

Dù đã luôn ý thức nhắc nhở các con tự giác trong việc học ở nhà nhưng nhiều Ba Mẹ cũng phải thừa nhận rất khó để có thể quản lý được chất lượng học tập của con. Bởi lẽ, không phải lúc nào các bậc phụ huynh cũng có thể trở thành một người thầy, người cô truyền đạt tốt. Cái khó khăn của gia đình chính là không thể cùng con tiếp thu kiến thức thông thường như ở trường lớp, và nhiều Ba Mẹ còn dọa con “mách thầy cô” để con có động lực hoàn thành các sinh hoạt hàng ngày, làm bài tập…

Giải pháp

Vậy Ba Mẹ phải làm gì để bé không mất đi cảm hứng học tập và khi quay lại trường bé vẫn không bị ảnh hưởng?

Nắm rõ sự phát triển của trẻ qua từng độ tuổi sẽ giúp Ba Mẹ rất nhiều trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ trong những năm tháng đầu đời. Một trong những giải pháp hiệu quả nhất là sử dụng Bộ cẩm nang các giai đoạn phát triển của trẻ. Với Bộ cẩm nang tiện dụng này, Ba Mẹ có thể tra ra ngay các kỹ năng phát triển của con theo từng độ tuổi để không sót bất kỳ giai đoạn phát triển nào của bé.

Bộ cẩm nang Giai đoạn phát triển của trẻ 2 tuổi

Bên cạnh đó, thay vì cứ chăm chăm dạy con những kiến thức quá khổ, Ba Mẹ hãy cùng con chơi những trò chơi trí thông minh. EIJIKO tin rằng các con sẽ hạnh phúc khi được chơi cùng Ba Mẹ, bên cạnh đó thông qua trò chơi, Ba Mẹ cũng có kiến thức để nuôi dạy con hiện đại hơn, không gò bó và áp đặt con lớn lên theo ý muốn của phụ huynh.

Hơn nữa, Ba Mẹ nên dành thời gian để hướng dẫn con thực hành các công việc nhà đơn giản. Qua hoạt động này, Ba Mẹ và con cái sẽ tạo ra sự gắn bó tình cảm, thấu hiểu và tương tác tích cực với nhau nhiều hơn. Chắc chắc Ba Mẹ sẽ nhận ra con mình đã lớn, đã có thể làm được nhiều việc giúp ích cho gia đình. Chính bản thân con cũng sẽ nhận ra giá trị, sức lao động và trách nhiệm của mình với gia đình ngay từ khi còn nhỏ.

Chia sẻ:

Share on facebook
Facebook
Thank you for scheduling a call

Thank you for contacting us!

Our consultant will call you back at the booked time!