Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ độ tuổi mầm non theo cách khoa học

nhà trẻ uy tín hồ chí minh

Trẻ em trong độ tuổi mầm non là đối tượng cần được ba mẹ, thầy cô chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng thật khoa học và hợp lý để bé có thể phát triển toàn diện và khoẻ mạnh. Chính vì thế, ba mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về thang dinh dưỡng cho bé mầm non. 

Thế nào là chế độ dinh dưỡng cho bé?

Khi bước vào độ tuổi mầm non, cơ thể của trẻ bắt đầu có sự phát triển mạnh về não bộ và thể chất. Bên cạnh đó, do độ tuổi đang tìm hiểu thế giới xung quanh. Nên bé cũng cần rất nhiều năng lượng cho hoạt động vui chơi, học tập tại trường mẫu giáo. Chính vì vậy, bé mầm non cần có được một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để cung cấp cho cơ thể đầy đủ và phát triển toàn diện.

Tuy nhiên, không phải ba mẹ nào cũng có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm để xây dựng cho bé khẩu phần dinh dưỡng một cách khoa học và hợp lý. Đây là một bài toán khó và đau đầu cho các bậc phụ huynh hiện nay khi chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc bé. Và bài viết này Ejiko Kindergarten hy vọng sẽ mang lại cho các ba mẹ có con trong độ tuổi mầm non những kiến thức bổ ích để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. 

Những nhóm chất dinh dưỡng quan trọng cho bé 

Mặc dù ở độ tuổi mầm non, nhưng hầu như bé đã có thể ăn uống giống như người lớn. Nên có thể tham gia dùng 3 bữa cùng gia đình và ít nhất là 2 bữa ăn phụ trong ngày. Trong chế độ ăn mỗi ngày, ba mẹ cần chú ý hài hoà các món ăn và đồ uống đầy đủ theo 4 nhóm chất dinh dưỡng sau: 

1. Thực phẩm tinh bột  

Tinh bột là chất vô cùng cần thiết nhất định phải có trong mỗi bữa ăn chính của bé. Đây được xem như là “năng lượng” chính, để cung cấp cho não bộ của bé hoạt động suốt cả ngày. Tại Việt Nam, thực phẩm chứa tinh bột phổ biến nhất là cơm. Ngoài ra, để giúp bé ngon miệng hơn ba mẹ có thể bổ sung thêm các món ăn khác cũng giàu tinh bột như: bún, nui, khoai lang, đậu, mì,…

2. Thực phẩm giàu chất đạm (Protein) 

Chất đạm có tác dụng giúp cho cơ thể bé tạo men tiêu hóa, kháng thể, cung cấp các acid amin cần thiết cho hoạt động não bộ và là thành phần tạo máu trong cơ thể.  Chất đạm nên cung cấp đầy đủ trong 2 bữa chính cho bé. Các loại thực phẩm giàu chất đạm có nhiều trong: Thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, các loại đậu,…

3. Thực phẩm chứa chất béo có lợi 

Chất béo là nguyên liệu tạo nên tế bào trong cơ thể cho bé trong giai đoạn đang phát triển. Đặc biệt là tế bào thần kinh và là nguồn cung cấp năng lượng hoạt động tăng trưởng của cơ thể. Chất béo giúp cơ thể bé thúc đẩy quá trình hấp thu các vitamin quan trọng như vitamin A, D, E, K nhanh chóng. Đặc biệt, chất béo omega 3, (DHA), omega 6 từ cá ngừ, cá hồi, cá basa hay các loại sữa bột, các loại hạt,… rất cần cho thần kinh và hoạt động não bộ. Bé sẽ thông minh và học hỏi nhanh chóng hơn khi được cung cấp đủ chất béo có lợi.

4. Các Vitamin và khoáng chất 

Các vitamin khoáng chất tham gia vào hầu hết các hoạt động của cơ thể của bé. Đặc biệt là các loại vitamin A, B, C, D. Mặc dù hàng ngày bé chỉ cần một lượng rất ít để bổ sung cho cơ thể. Nhưng nếu thiếu vitamin, điều đó sẽ gây ra tình trạng bệnh lý cho cơ thể của bé. Giảm sức đề kháng của bé trong độ tuổi mầm non. 

Dưới đây là chức năng chính của từng loại vitamin đối với cơ thể của bé: 

  • Chức năng điều hòa tăng trưởng: vitamin A (có trong trứng, sữa, cá, thịt, các loại rau màu xanh đậm, củ quả có màu vàng, da cam), vitamin E, vitamin C (có trong rau, trái cây tươi)
  • Chức năng phát triển tế bào biểu mô: vitamin A, vitamin D, vitamin C, vitamin B2, vitamin PP
  • Chức năng miễn dịch: vitamin A, vitamin C
  • Chức năng hệ thần kinh: vitamin nhóm B (B1,B2, B12, PP – có trong ngũ cốc thô, rau), vitamin E
  • Chức năng nhìn: vitamin A
  • Chức năng đông máu: vitamin K, vitamin C
  • Chức năng bảo vệ cơ thể và chống lão hóa: vitamin A, vitamin E, beta caroten, vitamin C

Những vitamin đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ là vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin nhóm B…

Những khoáng chất quan trọng với sức khỏe của trẻ là sắt (có trong thịt, cá, gan, huyết), canxi (có trong sữa, các chế phẩm của sữa và một số loại thịt, rau có màu xanh đậm), iot, axit folic (có trong rau lá xanh đậm), kẽm (có trong hàu, sò, thịt, cá, các loại hạt).

Thực phẩm ba mẹ cần tránh cho bé trong độ tuổi mầm non 

Bé trong độ tuổi mầm non nên một số chức năng trong cơ thể chưa thật sự phát triển toàn diện. Nhất là với hệ tiêu hóa và đường ruột. Vậy nên, khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng, ba mẹ cần lựa chọn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, không chất độc hại cho bé. Dưới đây là những loại thực phẩm mà ba mẹ nên tránh cũng như hạn chế cho bé ăn: 

+ Cá biển như cá kiếm, cá mập…do chứa hàm lượng thủy ngân cao.

+ Đồ ngọt và nhiều thực phẩm có đường nếu trẻ ăn nhiều sẽ dễ tăng cân và bị hỏng răng.

+ Đồ ngọt khiến răng trẻ nhanh hỏng

+ Thức ăn nhanh, đồ chiên rán nếu lạm dụng nhiều sẽ khiến bé thừa cân.

+ Những món cứng, quá rắn ảnh hưởng đến răng của bé: hoa quả khô, các loại hạt, bánh kẹo cứng…Tốt nhất nên cho bé ăn đồ đã được thái nhỏ, nấu chín mềm.

+ Các món ăn đường phố, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Thức uống có ga, đồ đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản cần hạn chế cho trẻ dùng.

+ Trà và cà phê nên tránh trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ mầm non. Bởi chúng sẽ làm giảm quá trình hấp thu sắt.

Lưu ý đối với nước ép hoa quả, các mẹ nên cân nhắc với lượng vừa phải. Tuyệt đối không cho bé uống quá nhiều lần trong ngày. Bởi trong nước hoa quả có tính axit có thể phá hủy men răng sữa còn mỏng của bé.

Nguyên tắc thiết lập chế độ dinh dưỡng 

Sau khi đã trang bị đầy đủ những kiến thức về thang dinh dưỡng cho bé. Thì bước tiếp theo ba mẹ cần làm đó là lên thực đơn cho bé sau cho thật hợp lý và khoa học. Bữa ăn của bé cần đảm bảo nguồn năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu theo tỷ lệ hợp lý.

Đảm bảo đa dạng món ăn, giá trị dinh dưỡng. Mỗi bữa ăn không chỉ đủ các nhóm thực phẩm mà ngay trong một nhóm thực phẩm cũng nên thay thế nhiều loại khác nhau. Các món ăn cần phong phú về màu sắc, mùi vị, cách chế biến thích hợp. Đối với những bé đặc biệt biếng ăn, nếu không chăm sóc kỹ bé dễ bị suy dinh dưỡng. 

Cách tốt nhất là ba mẹ nên xây dựng cho bé thực đơn dài ngày, ít nhất 7 – 10 ngày thích hợp với từng độ tuổi của bé trong giai đoạn mầm non. Cần tính toán thể tích, mức dễ tiêu, giá trị năng lượng của các bữa ăn: Cần chú ý đến thể tích và mức dễ tiêu của các bữa ăn tỷ lệ với giá trị năng lượng của chúng. 

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, có thể giúp ba mẹ đang có con trong độ tuổi mầm non trang bị thêm kiến thức dinh dưỡng đầy đủ. Để xây dựng cho bé khẩu phần dinh dưỡng khoa học và hợp lý nhất. Cùng nhà trường chăm sóc các bé phát triển toàn diện từ nhà đến trường ba mẹ nhé!

Chia sẻ:

Share on facebook
Facebook
Thank you for scheduling a call

Thank you for contacting us!

Our consultant will call you back at the booked time!